Giải pháp sử dụng điện mặt trời áp mái không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí mà còn đóng góp tích cực vào bảo vệ môi trường.

Theo ông Hervé Conan, Giám đốc AFD Việt Nam cho biết: “Việt Nam nằm trong Top 20 quốc gia có lượng phát thải hằng năm nhiều nhất thế giới, lượng phát thải khí CO2 cao gấp đôi trong vòng 10 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ít nhất 6-7%/năm, điều đó có nghĩa sản xuất năng lượng sẽ tăng lên 10%/năm và Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất trên thế giới”.

POSOTEC cung cấp và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhà hàng tại Quận Hải Châu –  Đà Nẵng 

Nếu không có hành động nào diễn ra, năng lượng ở Việt Nam sẽ tạo mức phát thải 75% vào năm 2050. Mục tiêu Netzero vào năm 2050 cần có quá trình khử cacbon trong lĩnh vực năng lượng và đây cũng chính là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Việt Nam đã cam kết giảm phát thải CO2 đến 0 vào năm 2050 tại Hội nghị COP26, mục tiêu khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời áp mái, đã đặt nền móng cho sự thúc đẩy của xu hướng này. 

Sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích nổi bật cho chủ đầu tư. Các doanh nghiệp có nguồn cung cấp điện ổn định, tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh. Việc đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là cực kỳ quan trọng để tiếp cận các thị trường khó tính như châu Âu.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển thương mại quốc tế, kết nối và tham gia sâu hơn vào vấn đề cung ứng toàn cầu. Chứng chỉ xanh – loại chứng chỉ bắt buộc phải có để hưởng cơ chế ưu đãi khi hàng hóa muốn xuất khẩu sang EU và một số quốc gia khác. Và việc sử dụng điện mặt trời hay chứng chỉ năng lượng xanh cũng chính là điều kiện không thể thiếu trong quá trình hội nhập quốc tế.

Lắp đặt hệ thống điện mặt trời 1MWP tại Điện Bàn – Quảng Nam

Một số chuyên gia cho rằng, chủ đầu tư của các khu công nghiệp có thể là đầu mối cung cấp, lưu trữ năng lượng điện mặt trời phục vụ các nhà máy trong khu công nghiệp. Điều này giúp quá trình đầu tư có tính hệ thống, đồng bộ, đạt tiêu chuẩn và dễ dàng trong quản lý, phân phối, đồng thời tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các khu công nghiệp, hướng đến phát triển bền vững. 

Việc “xanh hóa” năng lượng và xu hướng tăng cường sử dụng điện mặt trời áp mái đang mở ra nhiều triển vọng tích cực cho các chủ đầu tư, các doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Với những chính sách và hỗ trợ phù hợp, Việt Nam có thể tiến xa trong việc phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Với tinh thần phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời áp mái góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp điện cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt cho nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương khuyến khích phát triển điện mặt trời theo đúng Quy định của điện lực quốc gia.

Để lại một bình luận