Không biết cách đấu nối các thiết bị điện mặt trời nhưng muốn tự tìm hiểu, theo dõi quá trình lắp đặt? Hay quý khách muốn tự lắp đặt hệ thống điện áp mái nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Cùng tìm hiểu sơ đồ đơn tuyến của hệ thống điện mặt trời hòa lưới ngay sau đây.
1. Giàn pin năng lượng mặt trời
Các tấm pin NLMT được cố định qua giàn giá đỡ để nhận được nhiều nắng nhất.
Chúng được kết nối thành chuỗi string thông qua cổng M4C tích hợp sẵn ở phía sau.
2. Tủ điện đóng cắt bảo vệ DC
Giàn pin được kết nối song song với thiết bị cắt lọc sét SPD, DC cấp I (nếu dàn pin lắp cách tủ DC > 10m) trước khi đi đến tủ điện DC.
Sau đó, string kết nối vào CB DC, đấu song song với SPD cấp II. SPD cấp II kết nối với dây dây nối đất PE đi đến cọc tiếp địa dành riêng cho hệ thống NLMT.
3. Biến tần hòa lưới (Inverter hòa lưới)
Từ tủ điện DC các string kết nối ngõ input của inverter.
Inverter có bộ tối ưu công suất cực đại (MPPT). Mỗi MPPT bao gồm 1 hoặc nhiều cặp ngõ vào +/-. MPPT hoạt động tối ưu khi tất cả tấm pin NLMT trên MPPT cùng hướng và độ nghiêng.
Vì thế bạn sẽ cần inverter n MPPT nếu lắp đặt theo n hướng khác nhau.
Tuy nhiên, đây là bộ phận dễ xảy ra hay bị lỗi vì nhiều lí do và rất nhiều trường hợp khách hàng không được bảo hành hoặc bị kéo dài thời gian đổi trả vì các hãng biến tần không có cơ sở bảo hành tại Việt Nam. Hiện biến tần châu Âu FIMER/ABB đang được ưa chuộng vì chất lượng ổn định, bảo hành 5 năm. Ngoài ra, POSOTEC đang là đại lý ủy quyền – trung tâm bảo hành chính hãng FIMER/ABB tại Việt Nam, quý khách sẽ được sửa chữa, đổi trả trực tiếp nếu các vấn đề phát sinh từ nhà sản xuất.
Lưu ý: Việc kết nối hai giàn pin khác hướng vào cùng 1 MPPT thì điện áp của hai giàn pin khi trời nắng sẽ đạt ngưỡng như nhau và chỉ có dòng điện khác nhau. Điều này không ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của giàn pin điện mặt trời.
4.Tủ điện đóng cắt bảo vệ phía AC
Sơ đồ đơn tuyến của hệ thống điện mặt trời hòa lưới bao gồm tủ điện đóng cắt bảo vệ phía AC.
Đầu ra của inverter kết nối vào CB AC. Sau đó đấu song song với SPD AC.
SPD AC kết nối với dây nối đất PE kéo đến cọc tiếp địa dành riêng cho hệ thống điện áp mái.
5.Thiết bị đo đếm điện năng tạo ra từ hệ thống
Việc lắp đặt công tơ đo đếm thường thực hiện khi chủ đầu tư yêu cầu.
Inverter luôn có hệ thống, thiết bị giám sát từ xa hỗ trợ nền tảng Web và di động. Hệ thống đo đếm điện năng với cảm biến có độ chính xác cao. Do đó bạn có thể tư vấn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư.
Ngoài ra có thể sử dụng đồng hồ đa năng M4M của ABB. Thiết bị này sẽ gắn trên mặt trước của tủ đóng cắt bảo vệ AC.
6. Tủ điện phân phối điện chính
Từ đầu ra AC của biến tần, chúng ta kéo dây để đấu nối với lưới điện tại điểm hòa lưới.
Điểm hòa lưới thường là tủ điện phân phối chính hoặc tủ điện tầng.
7. Hệ thống chống sét
Trong hệ thống năng lượng mặt trời, cần trang bị hệ thống chống sét nhằm giảm thiểu tác động của sét trực tiếp và sét lan truyền. Các thiết bị chống sét chủ đầu tư nên trang bị cho công trình của mình như kim thu sét OPR, dây đồng thoát sét, hộp kiểm tra điện trở, cọc tiếp địa mạ đồng.
=>>> Tham khảo Cách tính bán kính bảo vệ của kim thu sét tại đây.
Hy vọng bài viết về sơ đồ đơn tuyến của hệ thống điện mặt trời hòa lưới đã giúp khách hàng hình dung sơ bộ về các thiết bị và cách đấu nối của một hệ thống điện năng lượng mặt trời. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay có nhu cầu mua sản phẩm, liên hệ ngay với POSO để được tư vấn và báo giá ưu đãi.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT POSO
- Địa chỉ: 37 Hoàng Hoa Thám, Thanh Khê, Đà Nẵng
- Email: kinhdoanh@posotec.com
- Số điện thoại: 0236 3 501 699 – 0903